Kinh nghiệm chọn đàn Piano phần 2
Khi chọn Piano, không nên mua những cây đàn mà bạn không thể chơi thử. Đối với các thương hiệu uy tín, chất lượng âm thanh của các sản phẩm cùng model là tương đương với nhau. Tuy nhiên, hầu hết các chi tiết của đàn Piano được làm từ gỗ. Mà trong thiên nhiên, không có các xớ gỗ 100% giống nhau. Thế nên mỗi cây đàn được tạo nên những âm sắc khác biệt mà ta cần đàn thử để chọn lựa cho phù hợp với sở thích riêng của chính mình.
- Khủng: Chương trình khuyến mại đàn piano giá rẻ 2021
- 08 showroom Piano cùng hệ thống GoodPiano trên toàn quốc
- Kiểm tra năm sản xuất của đàn piano điện
Lời khuyên đầu tiên : Bạn nên đi xem đàn vào buổi sáng, để cho ánh sáng chiếu vào, và bằng cách nhìn nghiêng, bạn có thể biết được màu sơn của đàn có đều hay chỗ mờ chỗ đậm. Bạn nên chọn một cây đàn piano cũ những cũng không cần quá bóng, chỉ cần mới khoảng 90%, màu sơn nguyên bản và nước sơn đều.
- Bạn nhất thiết nên mở nắp đàn để xem xét tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết chi tiết đã giới thiệu ở trên. Bạn thử mở nắp đàn hay bạn có thể nhờ người bán đàn piano mở dùm bạn: Dây đàn không được quá trùng, phím đàn không quá cũ, sound board không được rạn nứt, nỉ đàn không quá mòn...
1.Số Serial của đàn:
Số Serial thể hiện được năm sản xuất của cây đàn. Số Serial của 1 cây đàn càng lớn thì cây đàn đó được sản xuất càng gần thời điểm hiện tại khiso sánh serial của các cây đàn cùng hãng sản xuất
2. Tình trạng búa đàn:
Búa đàn là bộ phận dùng để gõ vào dây làm phát ra âm thanh làm bằng lông cừu có hình quả trứng. Búa đàn là bộ phận cực kỳ quan trọng. Búa sử dụng nhiều thì ở đầu búa sẽ in sâu vết hằn của dây đàn do búa tiếp xúc với dây quá nhều người ta mài búa và chỉnh búa. Nhưng nếu búa đã phải mài nhiều lần trong quá khứ thì độ lớn búa bị thu nhỏ lại và có thể nhận thấy được. Dấu tích của dây đàn ăn sâu vào đầu búa trở thành đường rãnh.
3. Dây đàn và trục lên dây:
Dây đàn được quấn chặt vào trục nên người ta gọi đó là tuning pin. Đúng với tên của nó, khi lên dây thì xoay trục này bằng dụng cụ chỉnh dây cho cường độ âm thanh đúng. Vì vậy một đàn được lên dây nhiều thì chốt pin sẽ bị mòn, bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
4. Sound-board và trụ chống:
Việc xem mặt sau của Piano rất cần thiết. Bản phát âm vì trải qua nhiều năm nên thường chuyển thành màu đỏ. Đàn cũ thì không cần phải xem màu, mà nên xem có rạn nứt hay không.
5. Bàn phím :
Rạn nứt là vết thương quan trọng của bản phát âm, làm âm thanh không thể vang được. Trụ chống làm bằng gỗ vững chắc, ta nên xem có bị mốc bám không.
Nắm bàn phím bằng ngón trỏ và ngón cái, lắc qua phải qua trái, chuyển động một đôi chút là bình thường. Trường hợp chuyển động thành cụm nhiều là do nỉ ở dưới mặt bàn phím đã mòn và cần phải được thay dán mới lại.
6. Nỉ giảm âm thanh:
Trường hợp đàn Upright, khi đạp pedal giữa thì miếng dạ giảm âm thanh sẽ được kéo xuống vào khoảng cách giữa búa và dây. Cái dạ này có chức năng giảm âm. Ở đàn cũ xưa thì nỉ này chuyển màu hơi đỏ và hơi cứng. Có thể dễ dàng đánh giá dựa trên nỉ giảm âm bằng cách mở nắp trên của đàn.
7. Âm sắc và cảm nhận phím đàn:
Một cây đàn hay sẽ có âm vang, trong trẻo; các nốt trầm nghe ấm và dày.
Một cây đàn mới thì các phím bấm sẽ nặng tay hơn những cây đàn đã được sử dụng với tần suất cao.
Tin liên quan
Danh mục
Hà Nội
(01) 507, Kim Ngưu, Hai Bà Trưng.
(02) 147, Hào Nam, Đống Đa.
0909.570.507
Hồ Chí Minh
Nhạc viện TP.HCM
(01) 658, Cách Mạng Tháng 8, Quận 3.
(02) Nguyễn Du, Quận 1.
0915.245.135